Tag Archives: CEFR Bộ

Protected: Chống trượt

This content is password protected. To view it please enter your password below:

Nên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế gì?

Đây là câu hỏi phổ quát với nhiều người học. Cần chứng chỉ gì là do yêu cầu của nơi mình học hay làm việc.

Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong tay là tương đối chính xác về trình độ tiếng Anh của mình.

Với những ai có nhu cầu du học thì IELTS, TOEFL iBT hiện đang là lựa chọn hàng đầu. Các chương trình tuyển mộ học bổng hay tuyến sinh sau đại học ở Việt Nam vẫn đang đòi yêu cầu TOEFL PBT nhưng những chứng chỉ đó chỉ còn giá trị nội bộ, không có giá trị quốc tế nữa.

Các chứng chỉ khác như FCE hay Cambridge Proficiency cũng tốt nhưng không nên tập trung vào chúng bởi nhiều lí do, nhất là với những người học tiếng Anh ngắn hạn mà cần có ngay điểm số để du học.

TOEIC – tiếng Anh giao tiếp công vụ – thực chất đây là chứng chỉ theo đơn đặt hàng của các công ty Nhật với ETS Hoa Kì, không có giá trị trong yêu cầu học đường mà chỉ có giá trị đánh giá tiếng Anh cho người đi làm. Với nhiều công ti nước ngoài, chứng chỉ này cũng có giá trị.

Chương trình đang hot của Bộ Giáo dục là B2 chuẩn Âu thực chất là “cải biên” từ FCE mà ra (cách đặt vấn đề của Bộ về B khiến cho nhiều người nhầm lẫn B và FCE là một, trong khi thực chất FCE chỉ là một trong nhiều loại hình khác tương ứng với từng trình độ theo khung tham chiếu). Nó chỉ có giá trị với các kì thi nội địa và yêu cầu cho đầu vào của sau đại học, hoặc lấy đó làm chuẩn để đánh giá giáo viên phổ thông hiện nay. Tuy nhiên, các chương trình đánh giá trình độ tiếng Anh theo chuẩn VN hiện nay chưa thực sự tin cậy bởi vì cơ bản nhất là hai vấn đề: 1/ trình độ làm đề thi và 2/ mức độ tin cậy trong tổ chức kiểm tra đánh giá.

Với những người muốn thỏa mãn các yêu cầu của Bộ mà lại được tiền cho đi học để thi cái chương trình đó thì cứ thi. Không bổ âm thì bổ dương nhưng tuyệt đối với thế giới, nó chả có giá trị gì cả. Do đó, nếu muốn đầu tư cho tiếng Anh một cách bài bản thì cứ thi cái chứng chỉ quốc tế (giá trị 2 năm). Còn nếu muốn “chơi” theo đúng nghĩa thì lại nên chọn thi FCE của ESOL Cambridge chứ đừng đầu tư tiền bạc và công sức vào chứng chỉ B2 của Bộ.

Giáo viên B2 học sinh A1 CEFR của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mình vừa đọc cái tin này trên Tiền Phong “Giáo viên phải đạt trình độ B2

Nếu theo cái tin này thì Bộ sẽ tiến hành thí điểm dạy tiếng Anh từ lớp 6 với đầu vào là A1 và giáo viên phải có trình độ B2.

CEFR (khung tham chiếu châu Âu) chia làm ba bậc A, B, C và mỗi bậc lại có hai tiểu bậc A1, A2, B1, B2 và C1, C2. B2 theo yêu cầu của Bộ là tối thiểu 5.5 IELTS. Để đạt 5.5 thì cũng không có gì là khó khăn lắm với học sinh sinh viên bất kì. Nhưng với yêu cầu tiếng như vậy thì làm sao mà đi dạy được cơ chứ.

Dạng bài thi kiểu A B C này thiết kế không hợp lí. Không hợp lí ở chỗ là thí sinh thi theo trình độ của đề bài. Trong khi đó, để đạt được đánh giá khách quan theo bậc thì thí sinh vẫn phải thi theo chuẩn mực của một bài và trên cơ sở đó đánh giá trình độ cao thấp của cùng một bài thi.

Việc làm này với giáo viên là không hợp lí. Bởi lẽ nếu thi sinh chỉ thi B2 với kiến thức hạn chế trong khung của ngôn ngữ B2 thì không thể đi dạy được.

Bài thi lí tưởng vẫn là dạng làm đề chung cho các trình độ khác nhau nhưng tính theo bậc từ thấp lên cao. Để đảm bảo rằng, tất cả các kiến thức tối thiểu phải đạt được nhưng trình độ đang ở bậc thấp hay cao trong cái tổng thể, chứ không phải tách bạch ra như dạng bài thi quy theo khung CEFR.

Đưa ra các yêu cầu như của Bộ sẽ dễ làm cho người ta hiểu nhầm rằng chỉ cần có B2 là đi dạy được trong khi đó lại bỏ qua những yêu cầu tối thiểu khác nữa.